Pháp luật nào cho phép cô giáo lén lút vào trộm nhóm kín trên FB của học sinh rình rập các em nói xấu mình, rồi thẳng tay đuổi cổ!

Posted by: admin Category: Pháp luật Comments: 0 Post Date: 04/11/2018

Pháp luật nào cho phép cô giáo lén lút vào trộm nhóm kín trên FB của học sinh rình rập các em nói xấu mình, rồi thẳng tay đuổi cổ!

Việc trường PTTH Nguyễn Trãi thành phố Thanh Hóa đuổi – đình chỉ học 7 em học sinh thơ có chính kiến là một việc làm cực kỳ nghiêm trọng. Hành động của nhà trường và cô giáo Ngọc là vô thiên vô pháp vô tình, bất nhân bất nghĩa bất đạo lý.

Về khía cạnh luật pháp thì các thầy cô đã vị phạm pháp luật Việt Nam. Điều 38 luật dân sự đã quy định mọi người có quyền tự do và bất khả xâm phạm về thư tín, điện thoại, điện tín. Nếu các em chưa đủ 15 tuổi thì muốn tiếp cận điện thoại – thư tín của các em cần có sự đồng ý của cha mẹ các em.

Vậy mà cô Ngọc đã tự ý mở điện thoại của học sinh 16 tuổi, tự ý vào các nhóm kín của các em mà hóng chuyện. Các em và gia đình các em nên khởi kiện cô giáo bắt xin lỗi và dền bù những tổn thất tinh thần- vật chất của mình sau vụ việc trên.

Đó là về lý, còn về tình thì câu chuyện nói xấu nhà trường trên là trong nhóm kín chứ không phải tuyên truyền ra bên ngoài hòng hạ uy tín nhà trường hay bản thân cô giáo. Không thể có quyết định kỷ luật những con người thầm thì với nhau được.

Về đạo đức người làm nghề giáo, cô giáo hay ban giám hiệu cũng qua thời học sinh rồi, học sinh thi thoảng túm tụm bình phẩm hay chê bai thầy cô của mình là chuyện thường. Các thầy cô cũng không phải thánh để mà toàn vẹn, mà thánh cũng chưa chắc đã toàn vẹn.

Các thầy cô cũng nên xem lại mình có thế nào người ta mới nói chứ, các em lại còn ngây thơ trong trắng nên việc đuổi học các em là các thầy cô đang vi phạm pháp luật xong rồi tự cào mặt ăn vạ và tạo cũng như đẩy ra cho xã hội những phần t.ử nguy hiểm tiềm ẩn, rất có thể các em bị đuổi học hôm nay ngày mai sẽ thành đại ca hổ báo phá xóm làng.

Loading...

“Đuổi học 7 học sinh ở Thanh Hóa có thể gây ra một vấn nạn”

“Đuổi học các em học sinh có thể gây ra một vấn nạn. Giáo dục là một quá trình lâu dài, chúng ta phải nghĩ đến tương lai của các cháu”.

Vụ 7 học sinh trường THPT Nguyễn Trãi (đường Lê Hoàn, TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa) bị đuổi học, trong đó có 3 em bị đuổi học 1 năm, 4 học sinh bị đuổi học 1 tuần và 1 học sinh bị cảnh cáo trước toàn trường do có hành vi xúc phạm thầy cô giáo và nhà trường trên mạng xã hội đang gây xôn xao trong dư luận.

Bên hành lang Quốc hội, nhiều đại biểu đã có ý kiến về hình thức kỷ luật của nhà trường đối với 7 học sinh.

Đại biểu Dương Trung Quốc

Việc vội vã có những hình thức kỷ luật như thế tôi cho rằng không thích hợp. Tôi không bàn sâu về nguồn cơn, cơ chế hình thành sự việc, bối cảnh, việc đó để cơ quan chức năng xử lý.

Tôi chưa rõ quy chế của nhà trường trong câu chuyện này như thế nào, nhưng nếu đã là quy chế thì phải thực hiện. Tuy nhiên, quy chế mà có những chế tài mang tính tước đoạt quyền học của các cháu thì theo tôi là không nên”.

Đó là ý kiến của đại biểu Dương Trung Quốc (đoàn Đồng Nai).

Loading...